CÔNG THỨC
Calci gluconat...............................500 mg
Vitamin D3...............................200 IU
Tá dược...............................vừa đủ 1 viên
(Avicel, Lactose, magnesium stearate, PVP, Disolcel, Aerosil, crospovidon, HPMC,…)
DẠNG BÀO CHẾ: Viên bao phim
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
CHỈ ĐỊNH
Bổ sung calci và vitamin D3 trong giai đoạn tăng trưởng, thời kỳ cho con bú, người cao tuổi.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
Rung thất trong hồi sức tim; bệnh tim và bệnh thận; tăng calci huyết; u ác tính phá hủy xương; calci niệu nặng và loãng xương do bất động; người bệnh đang dùng digitalis (vì nguy cơ ngộ độc digitalis).
Tăng calci máu hoặc nhiễm độc vitamin D.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Dùng thận trọng trong trường hợp suy hô hấp hoặc nhiễm toan máu, người có chức năng thận giảm.
Thận trọng ở bệnh nhân bị Sarcoidosis, thiểu năng cận giáp, suy chức năng thận, bệnh tim, sỏi thận, xơ vữa động mạch.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Thận trọng khi dùng cho người lái tàu xe, vận hành máy móc vì thuốc gây ảo giác.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
Những thuốc sau đây ức chế thải trừ calci qua thận: các thiazid, clopamid, ciprofloxacin, chlorthalidon, thuốc chống co giật.
Calci làm giảm hấp thu demeclocyclin, doxycyclin, metacyclin, minocyclin, oxytetracyclin, tetracyclin, enoxacin, fleroxacin, levofloxacin, sắt, kẽm, và những chất khoáng thiết yếu khác.
Glucocorticoid, phenytoin làm giảm hấp thu calci qua đường tiêu hóa.
Phosphat, calcitonin, natri sulfat, furosemid, magnesi, cholestyramin, estrogen, một số thuốc chống co giật cũng làm giảm calci huyết.
Thuốc lợi niệu thiazid, trái lại làm tăng nồng độ calci huyết.
Không nên điều trị đồng thời vitamin D với cholestyramin hoặc colestipol hydroclorid, vì có thể dẫn đến giảm hấp thu vitamin D ở ruột.
Điều trị đồng thời vitamin D với thuốc lợi niệu thiazid cho những người thiểu năng cận giáp có thể dẫn đến tăng calci huyết. Trong trường hợp đó cần phải giảm liều vitamin D hoặc ngừng dùng vitamin D tạm thời. Dùng lợi tiểu thiazid ở những người thiểu năng cận giáp gây tăng calci huyết có lẽ là do tăng giải phóng calci từ xương.
Không nên dùng đồng thời vitamin D với các glycosid trợ tim vì độc tính của glycosid trợ tim. Tăng do tăng calci huyết, dẫn đến loạn nhịp tim.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
Có thể xảy ra chứng cường vitamin D ở người dùng CALCI D liều cao và kéo dài hoặc tăng đáp ứng với liều bình thường với các triệu chứng: yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu, chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, ù tai, mất điều hòa, ngoại ban, giảm trương lực cơ, đau cơ, đau xương và dễ bị kích thích…
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
* Calci gluconat:
Nồng độ calci máu vượt quá 2,6 mmol/lít (10,5 mg/100 ml) được coi là tăng calci huyết. Ngừng thuốc có thể giải quyết được tình trạng tăng calci huyết nhẹ ở người bệnh không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng và có chức năng thận bình thường. Khi nồng độ calci huyết vượt quá 2,9 mmol/lít (12 mg/100 ml) phải ngay lập tức dùng các biện pháp sau đây:
Bù dịch bằng truyền tĩnh mạch natri clorid 0,9%. Cho lợi tiểu cưỡng bức bằng furosemid hoặc acid ethacrynic để tăng thải trừ nhanh calci và natri khi đã dùng quá nhiều dung dịch natri clorid 0,9%.
Theo dõi nồng độ kali và magnesi trong máu và thay thế máu sớm để đề phòng biến chứng trong điều trị.
Có thể thẩm phân máu, có thể dùng calcitonin và adrenocorticoid trong điều trị.
Xác định nồng độ calci máu theo từng khoảng thời gian nhất định một cách đều đặn để có hướng xử trí thích hợp.
* Quá liều vitamin D3:
Thường gặp:
Thần kinh: Yếu, mệt, ngủ gà, đau đầu.
Tiêu hóa: Chán ăn, khô miệng, vị kim loại, buồn nôn, nôn, chuột rút ở bụng, táo bón, ỉa chảy.
Ít gặp:
Niệu - sinh dục: Giảm tình dục, nhiễm calci thận, rối loạn chức năng thận (dẫn đến đa niệu, tiểu đêm, khát nhiều, giảm tỷ trọng nước tiểu, protein niệu).
Hiếm gặp:
Tim mạch: Tăng huyết áp, loạn nhịp tim.
Điều trị nhiễm độc vitamin D: Ngừng thuốc, ngừng bổ sung calci. Nếu cần, có thể dùng corticosteroid hoặc các thuốc khác, đặc biệt thuốc lợi tiểu tăng thải calci (như furosemid và acid ethacrynic), để giảm nồng độ calci trong huyết thanh. Có thể sử dụng lọc máu thận nhân tạo hoặc thẩm tách màng bụng để thải calci tự do ra khỏi cơ thể. Nếu ngộ độc vitamin D cấp, gây nôn hoặc rửa dạ dày.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
*Cách dùng: Dùng đường uống.
*Liều dùng: Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: mỗi ngày uống 1 viên.
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
BẢO QUẢN:
Bảo quản nơi khô mát, dưới 300C
HẠN DÙNG CỦA THUỐC: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
TIÊU CHUẨN ÁP DỤNG: TCCS
SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.