CÔNG THỨC
Loperamid hydroclorid...............................2 mg
Tá dược...............................vừa đủ 1 viên
(PVP K30, Tinh bột mì, Lactose, Avicel 101, Màu đỏ alura,…)
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 15 viên.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị triệu chứng ỉa chảy cấp tính ở người lớn và trẻ em từ 12 tuổi trở lên.
Điều trị triệu chứng ỉa chảy cấp tính kết hợp với hội chứng ruột kích thích ở người lớn từ 18 tuổi trở lên.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với loperamid hoặc bất cứ thành phần nào của thuốc.
Trẻ em dưới 6 tuổi và người già.
Khi cần tránh ức chế nhu động ruột.
Khi có tổn thương gan.
Khi có viêm đại tràng nặng, viêm đại tràng màng giả (có thể gây đại tràng to nhiễm độc).
Hội chứng lỵ.
Bụng trướng.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Thận trọng với những người bệnh giảm chức năng gan hoặc viêm loét đại tràng.
Ngừng thuốc nếu không thấy có kết quả trong vòng 48 giờ.
Theo dõi nhu động ruột và lượng phân, nhiệt độ cơ thể. Theo dõi trướng bụng.
*Cảnh báo tá dược: Sản phẩm này có sử dụng các tá dược như
Lactose: bệnh nhân có các vấn đề di truyền hiếm gặp như không dung nạp galactose, fructose, kém hấp thu glucose – galactose, thiếu enzym lactase, sucrase-isomaltase thì không nên dùng.
Tinh bột mì có thể chứa một lượng nhỏ gluten, trong trường hợp dị ứng hoặc không dung nạp gluten thì không nên dùng
Tá dược màu vàng tartrazin: có thể gây dị ứng.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thời kỳ mang thai: Chưa có đủ các nghiên cứu trên phụ nữ có thai. Không nên dùng cho phụ nữ có thai.
Thời kỳ cho con bú: Vì loperamid tiết ra sữa rất ít, có thể dùng thuốc cho bà mẹ đang cho con bú nhưng chỉ với liều thấp.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Thuốc có thể gây chóng mặt, nhức đầu nên dùng thận trọng cho người lái xe và vận hành máy móc.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
Tăng độc tính: Những thuốc ức chế hệ thần kinh trung ương, các phenothiazin, các thuốc chống trầm cảm loại 3 vòng có thể gây tăng tác dụng không mong muốn của loperamid.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
Hầu hết các tác dụng phụ thường gặp là phản ứng ở đường tiêu hóa.
* Thường gặp:
Tiêu hóa: Táo bón, đau bụng, buồn nôn, nôn.
* Ít gặp:
Toàn thân: Mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu.
Tiêu hóa: Trướng bụng, khô miệng, nôn.
* Hiếm gặp:
Tiêu hóa: Tắc ruột do liệt.
Da: Dị ứng.
Chú ý: Các tác dụng phụ trên hệ thần kinh trung ương như ngủ gật, trầm cảm, hôn mê, thường hay gặp với trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Vì vậy loperamid không được dùng trong điều trị tiêu chảy cho trẻ nhỏ.
Thông báo ngay cho bác sỹ hoặc dược sỹ những phản ứng có hại gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Triệu chứng quá liều:Suy hô hấp và hệ thần kinh trung ương, co cứng bụng, táo bón, kích ứng đường tiêu hóa, buồn nôn và nôn. Tình trạng quá liều thường xảy ra khi liều dùng hàng ngày khoảng 60mg loperamid.
Điều trị: Rửa dạ dày sau đó cho uống khoảng 100g than hoạt qua ống xông dạ dày. Theo dõi các dấu hiệu suy giảm thần kinh trung ương, nếu có thì cho tiêm tĩnh mạch 2mg naloxon (0,01 mg/kg cho trẻ em), có thể dùng nhắc lại nếu cần, tổng liều có thể tới 10mg.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
*Cách dùng: Dùng đường uống.
*Liều dùng:
Người lớn:
+ Tiêu chảy cấp: Ban đầu 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg, tối đa 5 ngày.
+ Liều thông thường: 6 - 8 mg/ngày. Liều tối đa: 16 mg/ngày.
+ Tiêu chảy mạn: Uống 4 mg, sau đó mỗi lần đi lỏng, uống 2 mg cho tới khi ngừng tiêu chảy.
+ Liều duy trì: Uống 4 - 8 mg/ngày chia thành liều nhỏ (2 lần).
+ Tối đa: 16 mg/ngày.
Trẻ em: Loperamid không được khuyến cáo dùng cho trẻ em 1 cách thường quy trong tiêu chảy cấp.
Trẻ em dưới 6 tuổi: Không được khuyến cáo dùng.
Trẻ từ 6 - 12 tuổi:
+ Uống 0,08 - 0,24 mg/kg/ngày chia thành 2 hoặc 3 liều.
Hoặc:
+ Trẻ từ 6 - 8 tuổi: Uống 2 mg, 2 lần mỗi ngày.
+ Trẻ từ 8 - 12 tuổi: Uống 2 mg, 3 lần mỗi ngày.
+ Liều duy trì: Uống 1 mg/10 kg thể trọng, chỉ uống sau 1 lần đi ngoài.
+ Tiêu chảy mạn: Liều lượng chưa được xác định.
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.
BẢO QUẢN
Để xa tầm tay trẻ em
Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: DĐVN V
SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.