CÔNG THỨC
Paracetamol...............................500 mg
Dextromethorphan.HBr...............................15 mg
Loratadin...............................5 mg
Tá dược...............................vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì, avicel 101, aerosil 200, PVP K30, magnesi stearat, DST,..)
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén dài bao phim
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 10 viên
ĐẶC TÍNH DƯỢC LỰC HỌC
* Paracetamol:
Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hóa có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau - hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin; tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, tác động lên vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tỏa nhiệt tăng do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên.
* Dextromethorphan hydrobromid:
Dextromethorphan hydrobromid là thuốc giảm ho có tác dụng lên trung tâm ho ở hành não. Dextromethorphan được dùng giảm ho nhất thời do kích thích nhẹ ở phế quản và họng như cảm lạnh thông thường hoặc hít phải các chất kích thích. Dextromethorphan có hiệu quả nhất trong điều trị ho mạn tính, không có đờm.
* Loratadin:
Loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng kéo dài đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại biên và không có tác dụng làm dịu trên thần kinh trung ương. Loratadin thuộc nhóm thuốc đối kháng thụ thể H1 thế hệ thứ hai (không an thần) có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi và viêm kết mạc dị ứng. Loratadin còn có tác dụng chống ngứa và nổi mày đay.
ĐẶC TÍNH DƯỢC ĐỘNG HỌC
* Paracetamol:
Paracetamol được hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa.Paracetamol phân bố nhanh và đồng đều trong phần lớn các mô của cơ thể. Thời gian bán thải huyết tương của paracetamol là 1,25 - 3 giờ
* Dextromethorphan:
Dextromethorphan được hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và có tác dụng trong vòng 15 - 30 phút sau khi uống, kéo dài khoảng 6 - 8 giờ. Thuốc được chuyển hóa ở gan và bài tiết qua nước tiểu dưới dạng không đổi
* Loratadin:
Loratadin hấp thu nhanh sau khi uống. Nồng độ đỉnh trong huyết tương trung bình của loratadin và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó (descarboethoxyloratadin) tương ứng là 1,5 và 3,7 giờ. Thời gian bán thải của loratadin là 17 giờ.
CHỈ ĐỊNH
Điều trị các triệu chứng của cảm cúm như: sốt, nhức đầu, đau nhức bắp thịt, nhức xương khớp, ho khan, sổ mũi, nghẹt mũi, chảy nước mũi, chảy nước mắt, viêm mũi dị ứng, viêm xoang.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.
Trẻ em dưới 6 tuổi.
Người bệnh đang dùng thuốc ức chế monoaminooxydase.
Người bệnh nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc suy gan nặng.
Người bệnh thiếu hụt men Glucose-6-phosphat dehydrogenase.
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
Thận trọng khi dùng ở bệnh nhân suy gan, bệnh nhân có nguy cơ suy giảm hô hấp, bệnh nhân ho có nhiều đàm, ho mạn tính ở người hút thuốc, hen hoặc tràn khí.Uống rượu có thể làm tăng độc tính của paracetamol lên gan, nên tránh uống rượu. Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Jonhson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell.
SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
Thận trọng khi dùng cho phụ nữ mang thai, phụ nữ cho con bú.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Thận trọng khi dùng cho người lái xe, vận hành máy móc vì thuốc có thể gây chóng mặt.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
Sử dụng liều cao và kéo dài paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất Indandion.
Các thuốc chống co giật (Phenyntoin, Barbiturat, Carbamazepin...) gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển hóa Paracetamol thành những chất độc cho gan, có thể làm tăng độc tính trên gan của Paracetamol.
Với các thuốc ức chế thần kinh trung ương, nếu dùng đồng thời các chất này với dextromethorphan có thể tăng cường tác dụng ức chế thần kinh trung ương của các thuốc này.
Cimetidin, Ketoconazol, erythromycin làm tăng nồng độ loratadin trong huyết tương, nhưng không biểu hiện lâm sàng vì loratadin có khoảng trị liệu rộng.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
*Thường gặp: ban đỏ, mày đay, khô miệng.
*Ít gặp: Ban, Buồn nôn, nôn, Bồn chồn, lo lắng, căng thẳng và chóng mặt, Loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu, Tăng huyết áp.
Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày.
* Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn, đau thượng vị, hụt hơi, run rẩy và mệt mỏi. Nguy cơ huyết khối tim mạch (xem thêm phần Cảnh báo và thận trọng)
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Paracetamol: dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày gây nhiễm độc gan. Biểu hiện Buồn nôn, nôn, và đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử lý: điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol hoặc có thể dùng methionin Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
Dextromethorphan: Buồn nôn, nôn, buồn ngủ, nhìn mờ, rung giật nhãn cầu, bí tiểu tiện,…
Cách xử lý: dùng naloxon 2 mg tiêm tĩnh mạch,
Loratadin: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh, nhức đầu.
Cách xử lý: quá liều loratadin cấp, gây nôn bằng siro ipeca để tháo sạch dạ dày ngay.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
*Cách dùng: Dùng đường uống.
Liều dùng: Dùng theo chỉ dẫn bác sĩ hoặc theo liều sau:
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên x 2 lần/ngày.
Trẻ em từ 6 -12 tuổi: uống ½ viên x 2 lần/ngày.
Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ
Suy thận nặng (ClCr < 10 mL/phút), khoảng cách phải ít nhất là 8 giờ.
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN
Để xa tầm tay trẻ em
Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: TCCS
SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.