CÔNG THỨC
Paracetamol...............................650 mg
Ibuprofen...............................200 mg
Diphehydramin .HCl...............................12,5 mg
Tá dược...............................vừa đủ 1 viên
(Tinh bột mì, PVP K30, Acid Stearic, Talc, Aerosil 200, Disolcel, HPMC E6,..)
DẠNG BÀO CHẾ: Viên nén bao phim.
QUY CÁCH ĐÓNG GÓI: Hộp 10 vỉ x 10 viên.
CHỈ ĐỊNH
TV.PAFEN F chỉ định làm giảm cơn đau nhẹ đến trung bình : đau nửa đầu, đau đầu, đau lưng, đau răng, đau khớp và đau cơ, đau thắt ngực, cảm cúm và cảm lạnh, sốt và đau họng.
Giảm các triệu chứng dị ứng: sổ mũi, hắt hơi, ngứa mũi hoặc cổ họng.
CHỐNG CHỈ ĐỊNH
Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc. Người bệnh bị hen hay bị co thắt phế quản, rối loạn chảy máu, bệnh tim mạch, suy gan hoặc suy thận( lưu lượng lọc cầu thận dưới 30 ml/ phút).
Loét dạ dày – tá tràng tiến triển.
Người thiếu hụt men Glucose – 6 – phosphat dehydrogenase
Người bệnh đang dùng thuốc chống đông coumarin, IMAO.
Phụ nữ có thai 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ. Phụ nữ cho con bú.
Trẻ em dưới 12 tuổi
CẢNH BÁO VÀ THẬN TRỌNG KHI DÙNG THUỐC
*Paracetamol:
Dùng liên tục 2 tuần có thể gây suy gan, suy thận. Dùng liều cao gây tổn thương ở gan. Thận trọng khi dùng cho người bệnh bị bệnh gan, thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.Phối hợp với các chế phẩm có chứa paracetamol có thể gây ngộ độc hoặc quá liều paracetamol.Phụ nữ có thai. Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).
*Ibuprofen:
Ibuprofen là một thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) . Liều thấp, ibuprofen có tác động giảm đau, hạ sốt. Liều cao (>1200 mg /ngày) thì có tác động kháng viêm.
*Diphehydramin hydroclorid:
Thận trọng khi lái xe và vận hành máy móc (có tác dụng buồn ngủ giảm tỉnh ráo). Không dùng cho người phì đại tuyến tiền liệt, tắc bàng quang, hẹp mộn vị.. SỬ DỤNG THUỐC CHO PHỤ NỮ CÓ THAI VÀ CHO CON BÚ
*Paracetamol: Được bài tiết qua sữa mẹ nhưng một lượng đáng kể về mặt lâm sàng.
*Ibuprofen: Vào sữa mẹ rất ít, không đáng kể. Ít khả năng xảy ra nguy cơ cho trẻ ở liều bình thường với mẹ. Các nhà sản xuất khuyến cáo không dùng Ibuprofen trong thời gian cho con bú vì nguy cơ ức chế prostaglandin tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.
*Diphenhydramin hydroclorid: Thuốc qua được sữa mẹ vì vậy có thể gây ra các phản ứng không mong muốn nghiêm trọng ở trẻ còn bú, cần phải lựa chọn giữa dùng thuốc và cho con bú.
ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC LÊN KHẢ NĂNG LÁI XE, VẬN HÀNH MÁY MÓC
Không lái xe hoặc sử dụng máy trong khi đang dùng thuốc này cho đến khi chắc chắn rằng người sử dụng thuốc không bị ảnh hưởng.
TƯƠNG TÁC, TƯƠNG KỴ CỦA THUỐC
* Paracetamol:
Sử dụng liều cao và kéo dài paracetamol có thể làm tăng nhẹ tác dụng chống đông máu của coumarin và các dẫn chất indandion. Uống rượu quá nhiều và lâu ngày có thể làm tăng nguy cơ độc tính trên gan.Các thuốc chống co giật (phenytoin, barbiturat, carbamazepin...) gây cảm ứng men gan làm tăng chuyển hóa paracetamol thành những chất độc cho gan, có thể làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.
Dùng đồng thời với isoniazid có thể làm tăng độc tính trên gan của paracetamol.
* Ibuprofen:
Ibuprofen dùng đồng thời với thuốc chống viêm không steroid khác: làm tăng nguy cơ chảy máu và loét dạ dày. Ibuprofen có thể làm giảm tác dụng bài xuất natri niệu của các thuốc lợi tiểu.Kết hợp kháng sinh quinolon tăng ADR của kháng sinh nhóm quinolon lên hệ TKTW và có thể dẫn đến co giật.
*Diphehydramin:
Tác dụng ức chế thần kinh trung ương tăng khi dùng thuốc kháng histamin với barbiturat, thuốc an thần và rượu. Thuốc ức chế monoamin oxydase( IMAO) kéo dài và tăng tác dụng kháng cholinergic của thuốc kháng histamin.Chống chỉ định thuốc kháng histamin ở người đang dùng thuốc IMAO.
TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN (ADR)
Phản ứng phụ hiếm khi xảy ra. Phản ứng phụ thường gặp:
* Ibuprofen: sốt, mỏi mệt; chướng bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, bồn chồn;mẩn ngứa, ngoại ban.
*Paracetamol: gây dị ứng, ban da, nôn, buồn nôn, một vài trường hợp có thể giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu, thiếu máu, có thể gây suy gan (do hủy tế bào gan) khi dùng liều cao, kéo dài.
*Diphehydramin: Ngủ gà từ nhẹ đến vừa, nhức đầu, mệt mỏi, tình trạng kích động, dịch tiết phế quản đặc hơn, buồn nôn, nôn, ỉa chảy, táo bón, đau bụng, khô miệng, ăn ngon miệng hơn, tăng cân, khô niêm mạc.
Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
QUÁ LIỀU VÀ CÁCH XỬ TRÍ
Paracetamol: dùng một liều độc duy nhất, hoặc do uống lặp lại liều lớn paracetamol (ví dụ, 7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày), hoặc do uống thuốc dài ngày gây nhiễm độc gan.Biểu hiện Buồn nôn, nôn, và đau bụng, xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
Cách xử lý: điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống. Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất sulfhydryl có hiệu quả hơn khi cho thuốc trong thời gian dưới 10 giờ sau khi uống paracetamol hoặc có thể dùng methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp thụ paracetamol.
* Ibuprofen: Triệu chứng thường gặp nhất gồm đau bụng, buồn nôn, nôn, mệt mỏi, lơ mơ, nhức đầu, ù tai, ức chế hệ thần kinh trung ương, co giật.
Xử trí quá liều: rửa dạ dày, gây nôn, uống than hoạt tính. Nếu nặng: thẩm tách máu hoặc truyền máu.
* Diphehydramin hydroclorid:
Tư liệu về ngộ độc diphehydramin ở trẻm em: liệu 470 mg đã gây ngộ độc nặng ở trẻ em 2 tuổi và liều 7,5g gây ngộ độc nặng ở trẻ 14 tuổi.Ở người lớn, dùng với rượu, với phenothiazin, thuốc gây ngộ độc rất nặng. Triệu chứng ức chế thần kinh: mất điều hòa, chóng mặt, ức chế hô hấp.
Xử trí quá liều: rửa dạ dày, chỉ gây nôn khi ngộ độc mới xảy ra, vì thuốc có tác dụng chống nôn, cần rửa dạ dày dùng thêm than hoạt tính.Điều trị bằng diazepam 5- 10 mg tiêm tĩnh mạch(0,1 -0,2mg/ kg) trong trường hợp co giật.
CÁCH DÙNG, LIỀU DÙNG
*Cách dùng:
Cách dùng: Uống viên thuốc với nước. Nên uống thuốc sau khi ăn.
*Liều dùng: theo chỉ dẫn của bác sĩ hoặc theo liều sau
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: uống 1 viên/lần, ngày 3 - 4 lần.
Đọc kĩ hướng dẫn trước khi dùng.
ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN:
Để xa tầm tay trẻ em
Bảo quản nơi khô, nhiệt độ không quá 300C, tránh ánh sáng.
HẠN DÙNG CỦA THUỐC: 36 tháng kể từ ngày sản xuất.
TIÊU CHUẨN CHẤT LƯỢNG: TCCS
SẢN XUẤT TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN DƯỢC PHẨM TV.PHARM
27 Nguyễn Chí Thanh, Khóm 2, Phường 9, Tp. Trà Vinh, Tỉnh Trà Vinh, Việt Nam.